Mặt khác, theo thống kê của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), trong hơn 500 triệu USD doanh thu từ game, game không phép chiếm tới 30%.
Quan điểm quản lý, thúc đẩy để ngành game phát triển lành mạnh đã được Bộ TT&TT khẳng định. Trong đó, bên cạnh việc phát triển ngành game với mục tiêu khuyến khích sản xuất và phát hành game do người Việt xây dựng để giảm tỷ lệ game nhập khẩu từ nước ngoài, Bộ TT&TT cũng dự kiến phối hợp với Bộ GD&ĐT để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành game.
Tại sự kiện GameVerse 2023 mới đây, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử nhấn mạnh, giáo dục là một trong những mục tiêu cốt lõi để phát triển ngành game trong thời gian tới.
Người đứng đầu Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho biết, để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, Học viện Bưu chính Viễn thông đã đề xuất lên Bộ GD&ĐT về việc mở bộ môn mới chuyên đào tạo nhân lực cho ngành game. Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng đã kết nối với Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học FPT, Đại học Bách khoa Hà Nội và nhiều trường khác để trong 5 năm tới bổ sung đào tạo chuyên ngành game.
Trao đổi với VietNamNetvề vấn đề phát triển nhân lực ngành game tại Việt Nam, Tiến sĩ Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện CNTT và Truyền thông (CDIT), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhấn mạnh, game là một ngành công nghiệp có những bước phát triển nhanh và dự kiến sẽ có những đóng góp lớn với nền kinh tế Việt Nam.
Để ngành game Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển, đào tạo nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng và căn cơ. Nguồn nhân lực vững vàng kiến thức chuyên môn sẽ giúp Việt Nam chủ động phát triển những game lành mạnh, hấp dẫn, không chỉ đem lại doanh thu, thu hút đầu tư từ nước ngoài mà còn quảng bá được văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Tiến sĩ Cao Minh Thắng cũng cho hay, hiện nay, nhân lực làm game của Việt Nam đang chủ yếu đến từ những ngành gần như CNTT, thiết kế đồ họa, kinh tế... hoặc một số chương trình đào tạo ngắn hạn về game chứ chưa được đào tạo bài bản về game ở trình độ cao.
Trong khi đó, trên thế giới đã có trên 100 trường đại học gồm cả những trường nằm trong top 100 của thế giới, đã và đang đào tạo Cử nhân, thậm chí cả Thạc sĩ ngành game, đóng góp nhiều nhân lực cho các Studio Game hàng đầu. “Điều đó cho thấy, việc thiết kế và triển khai một chương trình đào tạo chính quy bậc đại học để phát triển nhân lực game ở Việt Nam là một vấn đề cấp thiết hiện nay”,Tiến sĩ Cao Minh Thắng nhận định.
Với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, theo đại diện CDIT, từ những năm 2010, nhà trường đã có những môn học tiếp cận với chuyên ngành game như thiết kế kịch bản game hay lập trình game trong ngành đào tạo Công nghệ Đa phương tiện. Các môn học này mặc dù chưa giải quyết tổng thể vấn đề nhân lực ngành game nhưng cũng đã truyền cảm hứng và khơi gợi các định hướng phát triển cho sinh viên, đồng thời cũng là tiền đề rất tốt để xây dựng chương trình đào tạo chuyên về game trong thời gian tới.
Để tham gia phát triển đội ngũ nhân lực cho ngành game Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến trong năm nay sẽ làm các thủ tục để xin cấp phép đào tạo thí điểm ngành đào tạo công nghệ game, với mục tiêu hướng tới đào tạo các chuyên gia trình độ cao có khả năng thiết kế kịch bản và phát triển các game ở các quy mô khác nhau.
“Nếu thành công, trong tương lai gần Học viện sẽ tiếp tục phát triển các ngành đào tạo tiềm năng khác như Marketing, Quản trị kinh doanh game hay eSport”, Phó Viện trưởng CDIT Cao Minh Thắng thông tin thêm.
Hiện trường cầu Vĩnh Bình bị sập nửa cầu sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng 2 tuần - Ảnh: An Long
Ngày 30-7, ông Nguyễn Văn Chỉnh - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Long An cho biết đơn vị này đã tổ chức công bố kết luận nguyên nhân sự cố vụ “cầu mới khánh thành 2 tuần đã sập” đến UBND huyện Vĩnh Hưng và các đơn vị tham gia trong công trình này.
Theo bản kết luận của Sở Giao thông vận tải Long An, tất cả các đơn vị đều thiếu kinh nghiệm trong việc để xảy ra sự cố trượt mố cầu, dẫn đến gãy một trong hai trụ chính, gây sập cầu.
Cụ thể, năng lực, kinh nghiệm chủ đầu tư là UBND xã Vĩnh Bình còn hạn chế trong việc quản lý dự án do đó đã gần như “khoán trắng” cho các đơn vị tư vấn.
Đối với đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty cổ phần Xây dựng thương mại dịch vụ Bình Phú Long An, công trình đã không khoan khảo sát địa chất nhưng không thể hiện trong thuyết minh, không theo dõi kiểm tra chặt chẽ khi triển khai thi công đóng cọc mố, trụ cầu để có kiến nghị điều chỉnh bổ sung giải pháp kỹ thuật phù hợp.
Đơn vị này cũng còn chủ quan chưa lường trước được sự cố có thể xảy ra khi thiết kế công trình trong vùng địa chất phức tạp, giải pháp thiết kế chưa phù hợp.
Riêng đơn vị tư vấn thẩm tra là Trung tâm tư vấn và công nghệ cầu đường tỉnh Long An khi thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã không có kiến nghị và cảnh báo chủ đầu tư, tư vấn thiết kế về hồ sơ thiết kế công trình không khoan khảo sát địa chất mà chỉ tư vấn “tham khảo địa chất công trình trong vùng nhằm giảm chi phí khoan địa chất”.
Đơn vị tư vấn giám sát là Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Vĩnh Hưng cũng thiếu kinh nghiệm trong việc theo dõi, kiểm tra công tác đóng cọc mố, trụ tại hiện trường để kịp thời kiến nghị với chủ đầu tư.
Đơn vị thi công là Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Lực chỉ thi công theo hồ sơ thiết kế được duyệt, nhưng cũng thiếu kinh nghiệm, còn hạn chế trong việc theo dõi, phán đoán sự cố để có đề xuất kịp thời.
Ông Chỉnh cũng cho biết thêm hiện tại các đơn vị đang tiếp tục đóng cọc để gia cố thêm nửa cầu còn lại, đồng thời đã bắt đầu xây dựng lại nửa phần cầu đã sập theo thiết kế mới, đảm bảo an toàn và vững vàng.
Chi phí để xây dựng, sửa chữa phần cầu sập lại hơn 400 triệu. Dự kiến tháng 9-2015, cầu sẽ được đưa vào sử dụng phục vụ người dân.
Về phía xử lý trách nhiệm các đơn vị liên quan, ông Nguyễn Hữu Hồng - phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng cho biết hiện tại đã giao thanh tra huyện tiếp tục làm rõ và củng cố hồ sơ để đưa ra phương thức xử lý.
“Chúng tôi sẽ thông tin ngay khi có quyết định”, ông Hồng cho biết.
Như Tuổi Trẻ ngày 28-5 đã đưa tin, cây cầu bắc qua kênh 28 theo tỉnh lộ 831, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng là công trình do nhà nước và nhân dân cùng đóng góp xây dựng với kinh phí gần 2,5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, chỉ sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng 14 ngày thì một nửa cầu đã đổ ập xuống sông vào ngày 27-5.
Dự kiến kinh phí để sửa chữa nửa cầu bị sập hơn 400 triệu đồng
Theo Tuổi trẻ
Đường vừa xong đã lún: Không thể đổ hết cho thời tiết" alt=""/>Cầu khánh thành 2 tuần đã sập: tất cả đều thiếu kinh nghiệm